Áo dài cách tân đang dẫn đầu xu hướng hot nhất trong hè – thu từ vài năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Xu hướng áo dài này mang đến phong cách mới mẻ, hiện đại, sang trọng mà vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng của một chiếc áo dài truyền thống Việt Nam. Ngày nay, không đơn thuần là trang phục để mặc lên vào những dịp lễ, tết quan trọng; áo dài dần được thay đổi, cách tân và thiết kế lại để “đi” vào đời sống thường ngày của con người Việt.
Đang xem: Mẫu áo dài cách tân 2021
Và hôm nay, traitimchienbinh.com sẽ mang đến cho bạn những mẫu thiết kế áo dài cách tân đẹp, mới mẻ nhất; mang hơi thở của nhịp sống hiện đại với những bước chuyển mình của Việt Nam về mọi mặt. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm kiếm được mẫu áo dài ưng ý nhất nhé:
Áo dài cách tân : Nguồn gốc, Xu Hướng, Các Mẫu Mới Nhất, Đẹp Nhất
Mục lục Hiện
Cấu tạo áo dài truyền thống khác gì áo dài cách tân?
Áo dài được cách tân đầy mới mẻ với 3D “dễ mua, dễ mặc, dễ sử dụng”
Nguồn gốc của áo dài – quốc phục của người Việt
Áo dài là gì?
Cấu tạo một chiếc áo dài truyền thống của người Việt
Áo dài được “cách tân” theo từng thời kỳ phát triển
Xu hướng áo dài cách tân của thế kỷ 21
Áo dài “Cách tân” là gì?
Những người đi đầu xu hướng là ai?
Những tranh cãi về chiếc áo dài cách tân
Các mẫu áo dài cách tân nữ đẹp nhất 2021
Áo dài cách tân bê tráp ngày cưới
Áo dài cách tân hoa cổ điển
Áo dài cách tân ren thời trang
Áo dài cách tân gấm sang trọng
Áo dài cách tân cho trẻ em đáng yêu
Áo dài cách tân mix chân váy tutu xinh xắn
Áo dài cách tân mix quần culottes
Mẫu áo dài cách tân nam lịch thiệp
Mẫu áo dài cách tân 2020 size lớn diện đẹp du xuân
1. Mẫu áo dài màu đỏ – Ước nguyện phú quý, sung túc
2. Mẫu áo dài màu vàng – Vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung
Gợi ý các cách chọn áo dài cách tân mặc với quần ống rộng vô cùng thời thượng
Chọn áo dài cách tân bằng vải voan mềm nhẹ, thanh tao
Chọn áo dài cách tân với sắc hồng trẻ trung, nhã nhặn, tràn đầy sắc xuân
Áo dài cách tân với màu đỏ đen chín chắn, đầy quyến rũ và mê hoặc
Áo dài cách tân màu đen trắng đối lập, đơn giản nhưng đầy cá tính, hiện đại
Mặc áo dài cách tân kết hợp với đi giày gì?
Giày cao gót mũi nhọn
Sandal cao gót quai mảnh
Giày Kitten Heels
Giày búp bê
Giày thể thao
Cấu tạo áo dài truyền thống khác gì áo dài cách tân?
Áo dài là trang phục truyền thống lâu đời của Việt Nam được cả nam lẫn nữ ưa chuộng mặc vào những dịp lễ Tết hoặc đám ăn hỏi. Cấu tạo của áo dài truyền thống có đặc điểm như sau:
– Cổ áo: cao khoảng 2-3 cm, ôm khít cổ, tạo hình chữ V trước cổ.
– Khuy áo: sử dụng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi dọc xuống ngang hông. – Thân áo: 2 phần (thân trước & thân sau), dài từ cổ xuống mắt cá chân, được may sát phom người.
– Tay áo: Dài, không có cầu vai, may kéo dài từ cổ áo đến cổ tay.
– Tà áo: 2 tà (tà trước & tà sau), xẻ từ ngang hông xuống dưới.
Trải qua bao năm tháng, chiếc áo dài đã được cách tân đầy mới mẻ với tiêu chí 3D “dễ mua, dễ mặc, dễ sử dụng” của cuộc sống hiện đại mà vẫn được giữ nguyên nét đẹp giản dị, duyên dáng của tà áo dài.
Cấu tạo áo dài truyền thống khác gì áo dài cách tân?
Áo dài được cách tân đầy mới mẻ với 3D “dễ mua, dễ mặc, dễ sử dụng”
– Cổ áo: có nhiều kiểu dáng khác nhau như: cổ thuyền, cổ yếm, cổ khoét…
– Tà áo: thay đổi thành tà ngắn, có thể cách điệu thêm nhiều tà áo khác nhau.
– Tay áo: được cách tân theo phong cách hiện đại, năng động như: tay bó ngắn, tay lỡ, không tay.
Xem thêm: “Nhật Ký Báo Thù 2”: Phim Cuốn Sổ Phục Thù 2, Phim Nhật Ký Trả Thù 2 (16 Tập)
– Có thể kết hợp phong phú với các loại: váy, quần jean, thun co giãn…
Nguồn gốc của áo dài – quốc phục của người Việt
Hình ảnh tà áo dài đã trở nên vô cùng quen thuộc và đi vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam nhưng không phải ai cũng có thể miêu tả một cách chính xác nhất về nguồn gốc, sự thay đổi và phát triển của áo dài truyền thống. Vậy hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu về nguồn gốc của áo dài – quốc phục của người Việt nhé:
Áo dài là gì?
Vậy áo dài là gì? Áo dài là một loại trang phục cách tân được thay đổi và cách điệu lại từ áo ngũ thân ( với dáng lập lĩnh, tức cổ đứng) của người Việt Nam thời kỳ Tây hóa hay còn gọi đó là giai đoạn Tân thời. Áo dài thường được mặc với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc có thể đến quá đầu gối. Thông thường, áo dài sẽ dành cho cả nam và nữ, tuy nhiên thường phổ biến hơn với nữ.Áo dài của người Việt thường được mặc vào các dịp lễ tết, trình diễn hay tại môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự. Ở các trường cấp 2 và cấp 3 của Việt Nam, áo dài cũng được chọn là đồng phục nữ sinh; hoặc là đồng phục nữ sinh ở trường đại học. Trong các dịp trọng đại khi ngoại giao với các mối quan hệ quốc tế, trang phục quốc gia là áo dài cũng thường được mặc để thể hiện sự trang trọng. Với mỗi cuộc thi về sắc đẹp Việt Nam, chắc chắn tà áo dài sẽ không thể thiếu đi trong phần thi sắc đẹp dân tộc, đặc biệt là trên đấu trường quốc tế.
Nguồn gốc của áo dài – quốc phục của người Việt
Cấu tạo một chiếc áo dài truyền thống của người Việt
Cấu tạo của một chiếc áo dài truyền thống thường bao gồm các bộ phận:
Cổ áo: thiết kế phần cổ áo thường cao khoảng 2-3 cm với dáng ôm khít cổ, tạo nên hình chữ V ở trước cổ.Khuy áo: Khuy áo dài thường dùng khuy bấm, từ cổ chéo sang bên vai rồi dọc đến ngang hông. Theo truyền thống, khuy áo dài của thân trên áo được cố định tại 5 vị trí; vừa giúp chiếc áo dài được ngay ngắn, vừa gợi nhớ đến biểu tượng cho 5 đạo đức làm người lớn nhất của người Việt đó là nhân – nghĩa – lễ – trí – tín.Thân áo: thông thường sẽ gồm 2 bộ phận chính là thân trước thân sau của áo dài. Cả 2 thân áo này đều có độ dài từ cổ đến mắt cá chân và được may ôm sát lấy cơ thể, từ đó khéo léo khoe ra đường cong hoàn hảo, cùng vẻ đẹp của người con gái Việt.Tay áo: thông thường của dáng áo truyền thống, tay áo may dài, không có cầu vai, may kéo dài hẳn từ phần cổ áo đến tay áo.Tà áo: gồm 2 tà đó là tà trước và tà sau, được xẻ từ ngang hông đến hết xuống phía dưới.
Cấu tạo một chiếc áo dài truyền thống của người Việt
Áo dài được “cách tân” theo từng thời kỳ phát triển
Tuy nhiên, mình sẽ bật mí cho bạn về tà áo dài quốc phục của Việt Nam hiện nay cũng là phiên bản được “cách tân” thay đổi rất nhiều đề tạo nên nét đẹp thanh thoát nhất đấy nhé!
Để biết được về nguồn gốc và hình dáng ban đầu của chiếc áo dài, hãy cùng đi tìm hiểu về chiếc áo dài được thay đổi như thế nào qua từng thời kỳ nhé:
Áo giao lãnh
Áo giao lãnh được coi là kiểu áo dài sơ khai nhất của chiếc áo dài xưa. Đây là mẫu áo rất phổ biến vào thời Lý – Trần – Lê.
Áo dài được “cách tân” theo từng thời kỳ phát triển
Đặc điểm của áo giao lãnh nổi bật là: thân áo rộng, cổ áo được thiết kế giao nhau khi mặc, áo xẻ ở hai bên hông với tay dài, cổ tay rộng, thân áo dài đến chấm gót chân ( điều đặc biệt là rất khác với ngày nay đó là thân áo được may bằng năm, sáu tấm vải lụa chồng lên nhau).
Áo dài tứ thân
Áo dài tứ thân vốn được xem là trang phục phổ biến dành cho những người dân ở tầng lớp bình dân thời xưa.
Áo dài tứ thân
Điều này có thể được lý giải ngay từ thiết kế của chiếc áo dài tứ thân với 2 vạt trước của chiếc áo được thiết kế rời nhau. Chính vì thế, nó có thể buộc lại cho gọn lại khi làm việc đồng áng, lao động trong khi 2 vạt sau sẽ được may liền thành 1 tà áo.
Áo dài ngũ thân
Đây là kiểu áo do chúa Nguyễn Phúc Khoát đã tạo nên, áo dài ngũ thân được dựa từ chính đặc điểm của áo tứ thân, biến thể đi để có 5 vạt áo.
Xem thêm: Điểm Chuẩn Trường Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng 2020, Điểm Chuẩn Đh Kiến Trúc Đà Nẵng
Áo dài ngũ thân
Mỗi vạt của áo ngũ thân có 2 thân nối sống điều này tượng trưng cho phụ mẫu, còn với vạt con đằng trước sẽ tượng trưng cho đối tượng mặc nó là ai. Khác với áo tứ thân dành cho tầng lớp bình dân thì áo ngũ thân lại là trang phục mà tầng lớp quan lại, quý tộc thường mặc.