Nguyễn Công Hoan đã xây dựng được những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, vẽ nên một bức tranh chân thực đa chiều về những sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám… đã đẩy người nông dân vào tuyệt lộ, buộc họ phải vùng lên phản kháng. “Bước đường cùng” ra đời năm 1938, đã gây tiếng vang lớn trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và khiến cho chính quyền thực dân một phen nháo nhào.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977)
Trong tập hồi ký “Đời viết văn của tôi”, Nguyễn Công Hoan chỉ ra cái chưa được nhất của “Bước đường cùng” là không đả động gì đến địa tô – vốn là thủ đoạn nền tảng của địa chủ vẫn dùng để bóc lột nông dân đến xương tủy. Nhà văn tự nhận là do “hiểu biết nông cạn” về chế độ phong kiến, tưởng quan hệ giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lột ở nông thôn chỉ là những món tiền cho vay nặng lãi.
Đang xem: BướC ĐườNg CùNg
Còn một điều thú vị nữa là nhà văn sẵn sàng bác bỏ cả những phân tích tốt về tác phẩm chỉ bởi vì nhận định đó không đúng với những gì mà ông đã nghĩ, mặc dầu những gì nằm trong bộ óc ấy nếu ông không nói ra thì cũng chẳng ai biết! Bởi vậy mới phải khẳng định lại một lần nữa, Nguyễn Công Hoan là một nhà văn chân thật đến đáng yêu!
Điển hình như, để hồi đáp lại cơn mưa lời khen về mặt tư tưởng trong tác phẩm “Bước đường cùng” của bạn văn và đồng nghiệp trong làng văn từ Mặt trận Dân chủ, cũng trong tập hồi ký “Đời viết văn của tôi”, Nguyễn Công Hoan thật thà cho biết, khi viết “Bước đường cùng”, không phải ông đã có “ý thức tố cáo tội ác của bọn phong kiến đế quốc đâu”, vì “Nếu ngày ấy mà tôi đã có ý thức ấy, thì tôi đã tìm Đảng Cộng sản để xin gia nhập.”
Nhà văn thẳng thắn gửi gắm đến các bậc phê bình văn học, rằng “nghiên cứu về nhà văn lớp trước, tôi xin anh em chớ gán cho chúng tôi những ưu điểm mà chúng tôi không có, làm chúng tôi phát ngượng.”
Trong thời kỳ Mặt trận Bình dân ở Pháp lên nắm chính quyền, thì ở Đông Dương, một số chính trị phạm được ra khỏi các nhà lao. Anh em về địa phương để hoạt động.
Xem thêm: Top Những Bài Hát Cổ Trang Trung Quốc Hay Nhất, Nhạc Phim Cổ Trang Hay Nhất 2020
Nguyễn Công Hoan hồi đó mặc dù làm nghề dạy học dưới chính quyền Pháp, nhưng không ngại ngần giao thiệp gần gũi với anh em. Nhà văn bắt đầu thâu nhận ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương từ đây. Bởi vậy, nói Nguyễn Công Hoan viết “Bước đường cùng” do ảnh hưởng của cộng sản thời bấy giờ là nhận định chính xác. Sau Cách mạng Tháng Tám, nhà văn gia nhập Vệ quốc quân, sau đó trở thành Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948.
Xem thêm: Phòng Sau Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Tóm lại, tuy rằng lúc sáng tác “Bước đường cùng”, Nguyễn Công Hoan chưa có ý thức cách mạng rõ ràng, và dẫu đã cắt nghĩa là một cuốn phong tục tiểu thuyết nhưng tác giả không giấu giếm cái ý đồ của một tác phẩm mang luận đề xã hội dưới ngòi bút mang thái độ tố cáo. “Bước đường cùng” đã vẽ lại một bức tranh chân thực đa chiều về những sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn, những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám; nã những phát súng vào đầu bọn thực dân gian ác, bọn tham ô tham nhũng, vạch trần lũ sâu dân mọt nước; đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương của một ngòi bút hiện thực dồi dào sức sống mang tên Nguyễn Công Hoan.